Nhiều năm gần đây, tỷ lệ người bệnh gặp các vấn đề ngoài da như tróc vảy, khô da, ngứa ngáy ngày càng gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt trong các dịp lễ Tết với nhiều buổi gặp gỡ, giao lưu với người thân, bạn bè. Làm cách nào để khắc phục nhanh chóng tình trạng này? Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn những cách hiệu quả nhất.
Khô da, tróc vảy, ngứa ngáy dịp Tết – Nguyên nhân do đâu?
Viêm da là chứng bệnh ngoài da, có thể xuất hiện quanh năm, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Nhưng nhiều nghiên cứu chứng minh, tỷ lệ mắc các bệnh lý ngoài da này gia tăng mỗi dịp Tết đến xuân về. Điển hình với các triệu chứng khô da, tróc vảy, ngứa ngáy dữ dội. Điều này gây nhiều bất tiện cho người mắc những dịp cuối năm – thời điểm sum họp gia đình, giao lưu bạn bè. Không ai muốn ngày đầu xuân năm mới, làn da của mình trở nên sần sùi, khô ráp khiến bản thân trở nên mất tự tin khi gặp người ngoài. Thời điểm đầu năm mới, việc đi thăm khám cũng gặp nhiều khó khăn nên các triệu chứng của bệnh diễn tiến nhanh chóng nếu không phát hiện sớm.
Nắm rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng này khi xuân hết tết đến sẽ giúp bạn có cách khắc phục hợp lý:
Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa thường xuyên
Ngày Tết, mọi người thường gọi vui là “Đại hội dọn nhà”. Người người nhà nhà cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón một năm mới yên vui, nhiều tài lộc. Thế nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh lý ngoài da trong thời gian này.
Bởi trong quá trình dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ đạc, đôi tay hay các bộ phận ngoài da khác thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Đây đều là những chất hóa học có tác dụng tẩy rửa, làm sạch nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ với làn da nếu sử dụng liên tục trong thời gian kéo dài.
Theo các chuyên gia y tế, da chiếm khối lượng rất lớn trên cơ thể và có vai trò quan trọng tương tự như các cơ quan tim, thận, gan,…Vì thế, khi các cơ quan bị tổn thương thì da cũng sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Hơn nữa, da cũng dễ bị tác động hơn bởi bao phủ bên ngoài cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với mọi tác nhân từ môi trường. Nhiều người thường xuyên tiếp xúc hóa chất tẩy rửa trong ngày Tết sẽ thấy các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, khô da, tróc vảy, thậm chí sưng đỏ, nổi mụn nước.
Ảnh hưởng của thời tiết
Tết cổ truyền thường rơi vào khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch. Đây cũng là khoảng thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường tác động tiêu cực đến người bệnh, gia tăng nguy cơ gây các bệnh lý ngoài da. Hơn nữa, vào mùa xuân, không khí lạnh và độ ẩm tăng cao, cây cối, hoa lá sinh trưởng mạnh. Khi đi du xuân, làn da vô tình tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, khói nhang từ môi trường ngoài có thể làm phát tán các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da. Điều này phổ biến hơn ở nhóm bệnh nhân có tiền sử dị ứng từ trước.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống
Trên thực tế, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng phần nào đến việc gây các bệnh lý ngoài da. Dịp Tết, mọi người tiêu thụ nhiều hơn các loại chất béo, chất đạm, ít chất xơ từ rau củ quả. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng này cũng vô tình làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu vào thời gian này.
Đặc biệt ở những người có tiền sử dị ứng, cơ địa nhạy cảm, nếu vô tình ăn phải loại thực phẩm gây kích ứng sẽ khiến các triệu chứng rầm rộ hơn. Nếu không nhận biết sớm và có giải pháp xử lý kịp thời có thể gây kích ứng nghiêm trọng, thậm chí ngộ độc nguy hiểm không chỉ các triệu chứng ngoài da.
Cách khắc phục viêm da nhanh chóng, yên tâm đón Tết yên vui
Các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, tróc vảy dịp Tết không phải vấn đề nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng nếu không giải quyết sớm, tình trạng này có thể lan rộng ra những vùng da lành lặn khác, thậm chí có nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng nếu để viêm nhiễm kéo dài.
Gợi ý cách giảm ngứa ngáy, cải thiện khô da tại nhà
Người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp giảm ngứa ngáy, khô da tróc vảy tại nhà như sau:
Mang đồ bảo hộ khi dọn dẹp
Ngày Tết, việc dọn dẹp vô tình khiến mọi người phải tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa. Vì thế, để ngăn ngừa các triệu chứng ngứa ngáy, khô da diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh cần chú ý mang mặc đồ bảo hộ khi dọn dẹp. Sau mỗi lần tiếp xúc, phải rửa sạch tay chân với nước. Phòng tránh từ những bước ban đầu luôn là điều cần thiết.
Dùng dầu dừa dưỡng da
Theo các nghiên cứu cho thấy, dầu dừa chứa một lượng acid béo giúp cân bằng độ ẩm ngoài da. Khi da xuất hiện tình trạng khô rát, tróc vảy, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này thoa trực tiếp lên da. Nhờ thế, độ ẩm tự nhiên của da được tăng cường, tình trạng khô ráp, bong tróc cải thiện, ngứa ngáy giảm rõ. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu dừa cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Làm sạch vùng da bị thương tổn trước khi thoa và thấm sạch bằng khăn bông mềm.
- Vừa thoa dầu dừa vừa massage nhẹ nhàng ngoài da để lượng dầu dừa thẩm thấu tối đa.
- Nếu tình trạng ngứa lan rộng khắp cơ thể, sau khi thoa dầu dừa, bạn có thể tắm với nước ấm sẽ nâng cao hiệu quả giảm ngứa hơn.
Dưỡng ẩm cho da bằng bột yến mạch
Theo nghiên cứu, trong bột yến mạch chứa một lượng protein lớn. Nếu sử dụng nguyên liệu này chăm sóc da có khả năng tăng cường độ ẩm, giảm bong tróc, giảm ngứa hiệu quả. Bạn có thể thực hiện phương pháp này theo cách đơn giản sau đây:
- Chuẩn bị yến mạch và sữa tươi không đường.
- Làm sạch vùng da bị thương tổn và thấm khô bằng khăn bông mềm.
- Trộn yến mạch với lượng sữa tươi không đường vừa đủ tạo thành hỗn hợp đặc.
- Thoa đều lên vùng da tổn thương, massage nhẹ nhàng.
- Lau sạch lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần rất tốt cho da.
Dùng nước trà xanh giảm ngứa da
Thành phần trà xanh có chứa một lượng chất kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm. Sử dụng đều đặn theo đúng hướng dẫn giúp làm dịu tình trạng ngứa da, khô da, bong tróc trong những ngày Tết. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh, chọn lá to, tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng và vớt ra để ráo nước hoàn toàn.
- Thêm lá trà xanh vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi từ 10 – 15 phút để tinh chất tiết ra hoàn toàn.
- Dùng nước lá trà xanh còn ấm nóng thoa rửa vùng da bị khô, ngứa ngáy, bong tróc.
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Bạn cũng có thể sử dụng nước lá trà xanh để tắm thay nước sạch.
Mẹo giảm ngứa ngáy, khô da với chanh
Thành phần tinh dầu từ chanh cũng có khả năng chống viêm hiệu quả. Sử dụng ngoài da mang lại hiệu quả giảm ngứa ngáy, bong tróc, giảm khó chịu. Khi xuất hiện tình trạng ngứa da, khô da, tróc vảy, có thể thực hiện ngay theo hướng dẫn sau để khắc phục:
- Làm sạch vùng da bị tổn thương, lau sạch bằng khăn bông mềm.
- Sử dụng ½ quả chanh, vắt lấy phần nước cốt.
- Thoa đều kết hợp massage trên da bị ngứa để thấy hiệu quả nhanh chóng. (Chú ý tránh vùng da có vết thương hở)
Sử dụng bột Baking Soda giảm ngứa ngáy
Một cách giảm ngứa ngáy ngoài da khác khá đơn giản phải kể đến chính là sử dụng bột Baking Soda. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn như sau:
- Pha bột baking soda với nước theo tỷ lệ 1:3
- Làm sạch vùng da bị tổn thương, thấm khô bằng khăn bông mềm.
- Thoa hỗn hợp baking soda đã pha lên vùng da bị ngứa. Trong trường hợp vùng da ngứa lan rộng khắp cơ thể, có thể hòa lượng baking soda đã pha với nước ấm để tắm hoặc lau rửa người, tình trạng ngứa ngáy sẽ cải thiện nhanh chóng.
Mẹo dùng nha đam đơn giản
Nha đam là một loại nguyên liệu có đặc tính dưỡng ẩm cao. Vì vậy, sử dụng nha đam cho các trường hợp bong da, ngứa ngáy, khô da rất hiệu quả. Khi có các triệu chứng ngoài da, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau để giảm tình trạng kích ứng da và ngứa ngáy:
- Lựa chọn một lá nha đam, dùng dao cắt theo chiều dọc để lộ phần thịt nha đam bên trong.
- Làm sạch vùng da thương tổn cần chữa trị và thấm khô với khăn bông sạch.
- Lấy phần thịt nha đam thoa lên vùng da bị tổn thương kết hợp massage trong vài phút.
- Rửa lại bằng nước sạch.
Giảm khô da với dung dịch giấm táo
Nhiều người sử dụng giấm táo như một dưỡng chất để cung cấp độ ẩm cho da. Thành phần acid và tinh chất trong giấm táo có khả năng cân bằng độ pH trên da, dưỡng ẩm rất tốt. Hơn nữa, thành phần này còn giúp loại bỏ phần da bong tróc, tái tạo tế bào da khỏe mạnh mới. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn như sau:
- Pha giấm táo và nước lọc theo tỷ lệ 1 : 1 để giảm tính acid của giấm táo.
- Làm sạch vùng da tổn thương và thâm khô với khăn bông sạch.
- Dùng bông tẩy trang/bông gòn thấm dung dịch và thoa đều lên vùng da bị tổn thương.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết cách khắc phục tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ khi bị viêm da trong dịp Tết này. Chúc bạn và gia đình một năm mới mạnh khỏe, an khang và gặp nhiều may mắn.