Hiện tượng ngứa, lở loét da ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, mang lại cảm giác đau đớn khó chịu và có thể để lại những vết thâm xấu xí cho bé. Vậy trẻ bị ngứa loét da là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh khó ưa này.
Trẻ bị ngứa loét da là bệnh gì?
Hiện tượng trẻ bị ngứa trên cơ thể, khi gãi sẽ xuất hiện những nốt mọng nước, vài ngày sau vỡ và loét rộng ra. Đây là triệu chứng của bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ, khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở khắp các bộ phận trên cơ thể bé nhưng chủ yếu hay gặp phải ở bàn tay, bàn chân hay mũi miệng.
Bệnh có khả năng lan rộng tạo thành cả vùng vết thâm sau khi chữa khỏi bệnh. Vì vậy các mẹ nên theo dõi phát hiện sớm, điều trị kịp thời khi những nốt mọng nước chưa xuất hiện nhiều.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa loét da
Hầu hết triệu chứng ngứa loét da ở trẻ nhỏ, phần lớn do môi trường trẻ tiếp xúc không đảm bảo vệ sinh hoặc do bé chạm vào người đã bị bệnh chốc lở trước đó theo nhiều nguồn lây khác nhau như hành động bế bé, ôm hôn và để cho trẻ chơi các vật dụng người bệnh dùng. Bệnh này lây lan rất nhanh, thường xảy ra ở nhiều trường học, các cơ sở chăm sóc trẻ em trong thời tiết ẩm ướt với trẻ từ 2 đến 5 tuổi.
Có 2 loại vi khuẩn chính gây nên bệnh chốc lở, các mẹ cần lưu ý. Đó là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn, chúng xâm nhập với lớp da nông của trẻ trong điều kiện thích hợp rồi ăn sâu vào bên trong tùy theo sức đề kháng khỏe hay yếu.
Các biến chứng của bệnh
Bệnh chốc lở là căn bệnh ngoài da nên ít khi để lại biến chứng nặng nề, tuy nhiên trường hợp trẻ ngứa gãi loét da gây nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô tế bào dưới da của bé. Sau đó lan đến các hạch bạch huyết và đường máu, rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Biến chứng thứ hai là những con vi khuẩn gây bệnh chốc lở cũng có khả năng xâm nhập vào thận và tiếp tục làm ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng này. Cuối cùng là những vết sẹo trên da sẽ tồn tại lâu dài nếu vết loét quá rộng và nặng nề.
Cách điều trị cho trẻ bị ngứa loét da an toàn hiệu quả
Tất cả các bệnh ở trẻ nhỏ, trước khi điều trị các mẹ nên đến thăm khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, vừa an toàn lại không tốn kém chi phí. Bệnh chốc lở cũng vậy, ngoài bôi thuốc theo đơn còn cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.
Mua thuốc theo đơn bác sĩ kê
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc trị bệnh chốc lở được bộ y tế sử dụng cho trẻ em. Điển hình là một số kem mỡ kháng sinh như axit fusidic, bactronil, derimucin… đang khá phổ biến và nhiều mẹ phản hồi tốt sau khi con khỏi bệnh. Bắt buộc phải có kháng sinh để chống viêm và điều trị an toàn cho bé.
Bên cạnh thuốc bôi, các mẹ cũng có thể dùng các loại thuốc ngâm rửa, thuốc uống tùy vào việc bé ưa dùng cách điều trị nào. Sở hữu thuốc trong tay, các mẹ nhớ đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng, nên bôi lượng vừa đủ, thực hiện đều đặn và theo dõi hiệu quả từng ngày.
Điều trị tại nhà/ điều trị Đông y
Với bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ, các mẹ cũng có thể điều trị tại nhà hiệu quả bằng nhiều cách khác nhau. Chú ý hạn chế để trẻ gãi vào nốt mọng nước, bởi gãi càng nhiều, khi vỡ ra vùng vết thương càng lan rộng và khó chữa hơn. Đồng thời cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc chơi với nhiều bạn khác để hạn chế lây lan bệnh.
Đặc biệt các mẹ chú ý lau chùi vết chốc lở đều đặn bằng thuốc sát dùng dành cho trẻ, đảm bảo vết thương luôn khô ráo sạch sẽ. Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo các bài thuốc Đông y như sử sử dụng lá hành với mật ong, giã nát rồi bôi lên vết chốc cho con. Qua vài ngày bệnh sẽ tự co lại và bong vảy ra.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho con
Ngoài việc bôi thuốc thường xuyên, các mẹ từng quên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống cho bé sao cho phù hợp nhất.
Trẻ nên ăn gì và cần kiêng những món nào? Thông thường các bé bị chốc lở có thể ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều omega-3, sữa chua, gừng, uống nước nha đam, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, mật ong, tỏi và nghệ vàng. Đây là những món ăn các mẹ nên cho bé ăn trong quá trình bôi kem mỡ kháng sinh. Hai yếu tố kết hợp sẽ khiến bệnh mau khỏi và ko để lại sẹo thâm.
Bên cạnh đó các mẹ cần chú ý đến thực đơn ăn kiêng cho bé, bởi trong quá trình điều trị sử dụng các thực phẩm này sẽ khiến bệnh lâu khỏi và có thể lở loét vùng rộng. Các món ăn cay nóng, thực phẩm khô giòn, chất kích thích hay đồ ăn có nhiều đường, các mẹ bắt buộc không được cho trẻ ăn nếu mong bệnh chốc lở nhanh khỏi, không gây khó chịu cho con.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Da trẻ nhỏ rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Vì vậy để tình trạng trẻ bị ngứa loét da không xảy ra, các mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé, luôn giữ cơ thể bé trong tình trạng khô thoáng, trang phục rộng rãi, tránh bụi bẩn và những nơi có côn trùng hay thú nuôi. Thay quần áo thường xuyên khi bé ra mồ hôi, cắt tóc và cắt móng tay, không để quá dài tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào. Cho trẻ uống đủ lượng nước tiêu chuẩn mỗi ngày kết hợp ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp tăng sức đề kháng cho con.
Tuy chốc lở là bệnh ngoài da, sẽ khỏi sau khi điều trị nhưng các mẹ không nên chủ quan, hãy chú ý đến những thay đổi cơ thể bé, chăm sóc tốt về ăn uống và vệ sinh cơ thể. Bởi bệnh không nặng nhưng sẽ làm bé khó chịu và khó phát triển bình thường. Qua bài viết trên đây, các mẹ đã phần nào biết về dấu hiệu trẻ bị ngứa loét da là bệnh gì và cách điều trị khi con mắc phải.
Xem thêm:
10+ cách điều trị ngứa da hiệu quả nhất hiện nay, bạn nên thử