Viêm da cơ địa có tự khỏi không là chủ đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả. Nếu không điều trị tận gốc, bệnh có thể để lại những tổn thương trên da, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe người mắc. Thông tin chi tiết về đặc điểm của bệnh, cách điều trị và phòng ngừa biến chứng sẽ được gửi tới độc giả thông qua bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Bệnh viêm da cơ địa gây cho người mắc các tổn thương ngoài da dạng khô rát, ửng đỏ, nứt nẻ, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có quan hệ mật thiết tới sự tăng sinh IgE, sức đề kháng và đặc điểm làn da. Những người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, trong gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc bệnh tự miễn, cơ địa yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Với đặc điểm tiến triển dai dẳng, phức tạp, cùng khả năng tái phát cao đã khiến không ít người bệnh nảy sinh thắc mắc liệu viêm da cơ địa có tự khỏi không?. Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh tự miễn nói chung đều hoàn toàn không thể tự khỏi được do các nguyên nhân liên quan tới miễn dịch, gen, cấu trúc da… Khi gặp các điều kiện thuận lợi, viêm da cơ địa sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Như vậy, người bệnh cần sự can thiệp kịp thời thông qua các biện pháp đặc trị phù hợp.
Viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?
Bên cạnh thắc viêm da cơ địa có tự khỏi không, thời gian và tính khả thi trong việc điều trị, phục hồi cũng là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể đặc trị tận gốc tình trạng này. Vì vậy, trong phác đồ điều trị, các bác sĩ thường hướng tới mục tiêu như:
- Hạn chế diện tích tổn thương, tránh lây lan sang vùng da khác.
- Làm dịu da, giảm ngứa và khắc phục tình trạng khô rát, mẩn đỏ.
- Thúc đẩy quá trình phục hồi da, lành vết thương và khô dịch viêm.
- Kháng khuẩn, kháng viêm vùng da bị bệnh và lân cận để tránh viêm da cơ địa bội nhiễm.
- Ngăn ngừa viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần.
- Giảm khả năng hình thành sẹo, thâm da.
Thời gian để các phương pháp phát huy hiệu quả ở mỗi người bệnh thường không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Phương pháp điều trị: Các loại thuốc Tây sẽ cho hiệu quả nhanh và rõ rệt hơn các phương pháp còn lại nhưng lại tiền ẩn những tác dụng phụ tới sức khỏe, khiến người bệnh mất nhiều thời gian khắc phục. Ngược lại, các cách chữa mẹo hoặc Đông y tuy an toàn, lành tính nhưng thường yêu cầu liệu trình dài ngày.
- Thời gian phát hiện và tiến hành điều trị: Viêm da cơ địa mới khởi phát sẽ tốn ít thời gian để khắc phục hơn thể mãn tính, đã tái phát nhiều lần.
- Đặc điểm làn da và cơ địa: Người có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… sẽ có nguy cơ bị bệnh cao và dễ để lại sẹo thâm. Bên cạnh đó, mức độ hấp thụ thuốc ở mỗi cơ địa là khác nhau, dẫn tới thời gian phục hồi không giống nhau.
- Chế độ kiêng khem: Duy trì lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể thúc đẩy hiệu quả của phương pháp điều trị, rút ngắn thời gian dùng thuốc và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Ngược lại, người có thói quen sống thiếu lành mạnh sẽ có nguy cơ viêm da cơ địa tái đi tái lại cao. Do vậy, để rút gắn thời gian điều trị, song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc viêm da cơ địa kiêng gì, ăn gì, làm gì tốt nhất.
XEM NGAY:
Chuyên gia da liễu chỉ ra 5 SAI LẦM khi xử lý viêm da cơ địa, khiến bệnh MÃI KHÔNG KHỎI
Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc viêm da cơ địa có tự khỏi không, bài viết sẽ gợi ý tới độc giả một số giải pháp được nhiều người bệnh đánh giá cao. Để lựa chọn được các phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn nên ưu tiên dựa theo thể trạng, thể bệnh của mình. Tốt nhất, người bệnh nên tới khám và nhận tự vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.
Chữa viêm da cơ địa bằng Tây y
Sử dụng các phương pháp từ y học hiện đại thường cho hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể biến các giải pháp này trở thành “con dao hai lưỡi”, gây nên các tổn thương hoặc khiến bệnh nặng hơn.
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc bôi: Người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi đặc trị để giảm ngứa, viêm nhiễm, làm dịu da, kháng viêm ở diện tích nhỏ. Nên ưu tiên các sản phẩm có chứa corticoid ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, chú ý làm sạch da và tay trước khi bôi.
- Thuốc uống: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, các bác sĩ thường chỉ định kết hợp giữa các loại thuốc uống và bôi. Trong đó, các loại thuốc kháng histamin, kháng viêm, giảm đau, kháng sinh được dùng phổ biến nhất.
Liệu pháp ánh sáng
Khi viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, mức độ tổn thương rộng và cơ thể người bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc uống, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng liệu pháp ánh sáng. Đặc điểm của phương pháp này là tận dụng tia UVA với bước sóng lớn (320 – 400mm) để ức chế quá trình tổng hợp ADN, giảm số lượng lympho T…
Các mẹo dân gian điều trị viêm da cơ địa
Người bệnh quan tâm tới chủ đề viêm da cơ địa có tự khỏi không hẳn khó có thể bỏ qua các phương pháp điều trị an toàn, lành tính với mẹo dân gian. Tuy nhiên, do dược tính thấp nên hầu hết các bài thuốc này không thể thay thế thuốc đặc trị.
- Lá trầu không: Bạn có thể tận dụng đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu và phục hồi da của lá trầu không thông qua việc tiến hành đun nước tắm hằng ngày.
- Lá lốt: Để khắc phục các biểu hiện do viêm da cơ địa gây bên, người bệnh có thể giã nát lá lốt với muối. Sau đó dùng để đắp lên vết thương. Cố định trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm.
- Tỏi trắng: Sử dụng tỏi tươi bóc sạch vỏ, giã nát sau đó thấm nước cốt, bôi nhẹ lên da. Có thể không cần rửa lại với nước và thực hiện nhiều lần trong ngày.
Thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa
Việc điều trị viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền thường tốn nhiều thời gian hơn các phương pháp khác. Tuy mang tính an toàn cao nhưng hiệu quả đem lại thường phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh.
Bài thuốc số 1: Kết hợp các thảo dược như tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh, ô liên rô, mò trắng, bí đao, thiên mã hồ, đem đun sắc cùng với nửa lít nước. Sau khi thuốc cạn chỉ còn ½ thì tắt bếp. Chia làm 2 phần dùng trong ngày.
Bài thuốc số 2: Đem đun sắc bồ công anh, sài đất, cam thảo bắc, kim ngân hoa, thương nhĩ tử với 500ml nước. Khi thuốc còn còn 250ml thì đổ ra bát, dùng khi còn ấm.
Với những bệnh lý phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa như viêm da cơ địa, việc chỉ giải quyết viêm nhiễm tại da mà không cải thiện sức khỏe từ bên trong có thể khiến bệnh nhân bị tái viêm dễ dàng. Chính vì vậy, thuốc đông y với tác động đa chiều, “tấn công” vào tận gốc bệnh và bồi bổ cơ thể toàn diện được đánh giá là giải pháp đem lại hiệu quả bền vững nhất trong điều trị viêm da cơ địa.
XEM THÊM: 11 bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng Đông y nổi tiếng
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa tốt nhất
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp người bệnh hạn chế nguy cơ tái phát, tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh.
- Đảm bảo da luôn được làm sạch đúng cách với nước ấm và các sản phẩm dịu nhẹ từ thiên nhiên.
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều đạm và dầu mỡ.
- Tích cực bổ sung các loại rau xanh, củ quả trong bữa ăn. Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, B và kẽm giúp phục hồi da nhanh, ngừa thâm sẹo.
- Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, không thức sau 23h hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng để bảo vệ da.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả đã tìm thấy đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc viêm da cơ địa có tự khỏi không? Qua đó có thêm hiểu biết hữu ích, tránh được tâm lý chủ quan và tích cực hơn trong việc phòng ngừa, điều trị căn bệnh này.
XEM THÊM: 12 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Dân Gian Tại Nhà An Toàn